Tìm hiểu mô tả công việc công nhân lắp ráp linh kiện điện tử và mức lương hiện nay
Ngành nghề điện tử thu hút nhiều lao động trẻ?
Vì sao ngành nghề điện tử thu hút nhiều lao động trẻ?
Hiện nay, một điều dễ nhận thấy là các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử luôn thu hút nhiều lao động trẻ vào làm công nhân. Lý do là vì:
- Nhu cầu tuyển dụng lớn, tuyển dụng bổ sung thường xuyên
- Ứng viên không cần có bằng cấp liên quan vẫn làm được việc
- Nhiều doanh nghiệp cũng tuyển dụng số lượng lớn mà không yêu cầu ứng viên đã có kinh nghiệm trước đó
- Cần tuyển những ứng viên có sức khỏe tốt, tinh mắt, cẩn thận, khéo léo... để đáp ứng được yêu cầu công việc của chuyền sản xuất
- Mức thu nhập và chế độ đãi ngộ khá hấp dẫn
- Cơ hội làm việc lâu dài và thăng tiến lên những vị trí công việc cao hơn khá lớn
Mô tả công việc công nhân lắp ráp linh kiện điện tử
Công nhân lắp ráp làm việc trong các dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử. Thực tế, công nhân không thể tham gia vào toàn bộ quy trình sản xuất ra thiết bị hoàn chỉnh mà chỉ góp mặt tại một công đoạn cụ thể. Khi tham gia vào dây chuyền gia công, công nhân sẽ thực hiện chuỗi các thao tác đơn giản và mang tính chất lặp đi lặp lại, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng đặc biệt. Về cơ bản, công việc công nhân lắp ráp linh kiện điện tử sẽ bao gồm:
→ Thực hiện việc lắp ráp các linh kiện điện tử theo quy trình chuẩn được hướng dẫn
→ Sử dụng các dụng cụ bằng điện để gia công hàn, xuyên lỗ và gắn các chi tiết, bộ phận lại với nhau
→ Tiến hành đo kiểm, thử nghiệm các sản phẩm theo hướng dẫn công việc - đảm bảo chi tiết đáp ứng yêu cầu trước khi chuyển giao cho chuyền sản xuất tiếp theo
→ Tham gia vào quy trình gắn nhãn, logo công ty lên sản phẩm điện tử
→ Tham gia bao gói, hoàn thiện sản phẩm
→ Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu từ Quản lý trực tiếp
Quy trình các bước công việc cụ thể của một công nhân lắp ráp linh kiện điện tử
Những bước công việc chính yếu mà một công nhân lắp ráp linh kiện điện tử sẽ thực hiện trên chuyền sản xuất bao gồm:
Công việc chính | Yêu cầu và Triển khai công việc |
Dán keo hàn | - Hàn dán được in trên bàng theo phương pháp in lụa. Keo hàn chỉ được sử dụng cho các khu vực mà các thành phần được hàn dàn lên - Tùy thuộc vào thiết kế của bảng để lựa chọn loại giấy nến thép không gỉ sử dụng phù hợp - Sử dụng bút chì thép không gỉ để cắt laser tùy chỉnh - Tiến hành hàn dán trên board mạch - Kiểm tra hàn 2D, đảm bảo keo được dán đều, chính xác - Chuyển các board mạch đạt yêu cầu đến dây chuyền lắp ráp SMT ở nơi các thành phần sẽ được hàn |
Bố trí và lắp ráp các thành phần lên bảng | - Các thành phần điện từ dùng lắp ráp được đựng trong khay hoặc cuộn được tải vào máy SMT; đảm bảo chúng không bị chuyển đổi hoặc tải bị sai sót trong suốt quá trình - Máy lắp ráp linh kiện điện tử SMT sẽ tự động loại bỏ từng thành phần và đồng thời đặt chúng vào đúng vị trí trên bảng - SMT được lắp ráp xong thì các bo mạch được chuyển sang lò Reflow để dán các thành phần vào bo mạch |
Hàn thành phần | - Các board mạch được đặt trong một bầu không khí Ni-tơ để được làm ấm dần dần - Sau đó được làm nóng cho đến khi keo hàn nóng chảy và chất lỏng bốc hơi - Sau giai đoạn này, các tấm ván sẽ được làm nguội, thiếc trong keo hàn sẽ cứng lại, các thành phần được gắn cố định vào bo mạch, quá trình lắp ráp SMT hoàn tất. |
Kiểm tra trực quan AOI | - Đảm bảo chất lượng các bảng đã được lắp ráp hoặc phát hiện và sửa chữa sai sót nếu có - Bằng cách sử dụng các camera, hệ thống AOI tự động kiểm tra từng bảng - so sánh với hình ảnh tham chiếu chính xác được xác định từ trước - trường hợp có sai sót thì hệ thống sẽ thông báo đến người vận hành máy - Board mạch sau đó được sửa lỗi hoặc rút ra khỏi máy để kiểm tra thêm. |
Yêu cầu tuyển dụng công nhân lắp ráp linh kiện điện tử
Với lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử thì hầu hết các doanh nghiệp khi cần tuyển dụng vị trí công nhân đều yêu cầu ứng viên:
- Độ tuổi: nam - nữ trong độ tuổi từ 18 đến 30
- Học vấn: tốt nghiệp cấp 3 trở lên
- Sức khỏe - thị lực tốt, khéo tay…
- Kinh nghiệm: không bắt buộc vì nhiều công ty sẵn sàng tuyển lao động chưa có tay nghề vào đào tạo làm việc theo quy trình chuẩn riêng.
Tìm việc công nhân lắp ráp linh kiện điện tử ở đâu?
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều cũng như việc các công ty điện tử mở rộng quy mô như hiện nay, cơ hội việc làm công nhân điện tử vô cùng lớn. Đặc biệt là tại những tỉnh/ thành như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh... Cho nên, nếu có nhu cầu tìm việc, bạn nên xác định đến những địa phương này làm việc để có nhiều cơ hội tìm được môi trường làm việc tốt.
Bắc Giang, Bắc Ninh - Thái Nguyên tập trung nhiều nhà máy lắp ráp kinh kiện điện tử khu vực phía Bắc
Về kênh tìm việc và ứng tuyển thì các website việc làm trực tuyến là một lựa chọn thông minh khi sự phát triển của Internet đã làm đơn giản hóa nhiều quá trình. Như khi tìm việc trên website Tuyển dụng (www.fntvina.com), sau khi chọn được nhà tuyển dụng ưng ý, ứng viên chỉ cần gửi nộp hồ sơ online với các thông tin cơ bản và chờ liên hệ mời tham gia phỏng vấn. Tìm việc trên website này hoàn toàn miễn phí.
Mức lương công nhân lắp ráp linh kiện điện tử hiện nay
Theo ghi nhận của www.fntvina.com, mức lương công nhân lắp ráp linh kiện điện tử hiện nay tùy thuộc vào chính sách lương thưởng của mỗi doanh nghiệp. Trong mỗi công ty như vậy thì cách tính lương cũng có sự phân biệt tùy theo ca làm việc 8 tiếng hay 12 tiếng cùng với thời gian tăng ca và hiệu suất, khối lượng công việc.
Ví dụ chi tiết cách chi trả lương công nhân lắp ráp linh kiện điện tử:
- Mức lương cơ bản cho ca 8 tiếng: 4.600.000 đồng/ tháng
- Tăng ca: 33.000 đồng/ tiếng
- Ca 12 tiếng: 398.000 đồng/ ngày
- Ca 12 tiếng đêm: 504.000 đồng/ ngày Cùng với đó là các khoản phụ cấp
- thưởng:
+ Phụ cấp đi lại: 520.000 đồng/ tháng
+ Thưởng chuyên cần: 250.000 đồng/ tháng
+ Thưởng năng suất: 150.000 đồng/ tháng
+ Phép năm: 177.000 đồng/ tháng
Tính tổng thu nhập sẽ dao động trong khoảng 6 - 10 triệu đồng/ tháng.
Theo dõi đến phần này của bài viết chắc bạn cũng đã nắm được cơ bản công việc mà công nhân lắp ráp linh kiện điện tử sẽ phải làm khi góp mặt trong dây chuyền sản xuất của các nhà máy.